Tùng XíchLô

DU LỊCH - ẨM THỰC - TRẢI NGHIỆM

  • Home
    • Facebook
  • English
  • Ẩm thực
    • Nấu ăn
    • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực Ngoại quốc
    • Món mới
    • Ẩm thực Đường phố
    • Ẩm thực và Sức khỏe
  • Du Lịch
    • Xuyên Việt
    • Ảnh phượt
  • Chuyện Linh Tinh
    • Những người ngoại quốc yêu đất Việt
  • Tiệm Tạp Hóa
Ấm Thực Ngoại

Làm phô mai

Tùng XíchLô Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019 No Comments
Sữa bò có vị béo, sữa dê có vị thơm và sữa cừu se có vị ngấy. Ngoài ra sữa trâu, sữa lạc đà, sữa mẹ, sữa ngựa,… đều có thể làm phô mai được.
Chất lượng của sữa tùy thuộc theo giống và độ tuổi của con vật.
Con vật nuôi để lấy sữa ăn gì, cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bò được ăn cỏ ở vùng thảo nguyên gần biển, sẽ cho sữa vị mặn. Nếu thảo nguyên nằm ở vùng núi, sữa sẽ có hương thơm của hoa dại.
Như phô mai Stilton làm bằng sữa của mùa hè và phải đến mùa đông mới thành sản phẩm.
Vacherin Mont d’Or , chỉ có từ tháng 9 đến tháng 3, những tháng khác cũng cùng loại sữa này, sẽ được làm phô mai Comté.
Parmesan va Gouda là những loại phô mai để lâu, từ 2-3 năm.
Phô mai khi ủ sẽ bị ảnh hưởng vi khuẩn men thiên nhiên của nơi làm. Vì thế cũng cùng công thức và cùng loại sữa, 2 nơi làm phô mai sẽ cho 2 kết quả khác nhau. (nói nươm na, là sản phẩm lên men, không phải đơn giản mà kopi được đâu).
Sữa bị tiệt trùng sẽ bị mất đi nhiều hương vị và vitamin. Vì thế phô mai ngon vẫn làm theo kỹ nghệ xưa. Những loại phô mai này, không bao giờ có thể tìm thấy trên các kệ phô mai của các siêu thị cả.
Affineurt là một người chuyên gia về phô mai. Người này sẽ cho biết khi nào một bánh phô mai đã đến lúc ăn được.
Cách làm phô mai nói chung chung.
-Sữa mới vắt để nơi ấm, sẽ tự lên chua trong vài tiếng hay ngày nay người ta sẽ làm nóng sữa lên 20 độ C và người ta sẽ cấy men chua của phòng thí nghiệm vào.
-Kế tiếp là cho enzyme hòa chung vào sữa, sẽ giúp cho sữa đông lại như thạch lỏng, còn gọi là kết tủa. Ngày xưa người ta dùng 1 miếng nhỏ bao tử bê (phần phía đầu của bao tử), khoáy đều trong sữa. Khi sữa đông lại, người ta lấy miếng bao tử đó ra và treo nơi khô, rồi dùng tiếp cho kỳ làm phô mai tới.
-Người ta sẽ dùng dao cắt thạch ra từng miếng nhỏ, để giúp cho tách ra bớt đi phần nước.
-Cùng lúc người ta sẽ hâm phần sữa đóng vón này lên khoảng 40 độ C (tùy theo loại phô mai).
-Xong người ta mới đem vớt phần sữa đóng vón vào túi vải mùng và cho vào khuôn ép (có loại phô mai người ta cần phải nhồi phần sữa đóng vón, trước khi cho vào khuôn).
-Khuôn phô mai được ép cho ra bớt nước, thời gian ép tùy thuộc vào loại phô mai. Nước thải của phô mai, chứa rất nhiều dinh dưỡng, có thể dùng để uống, làm bánh mì, hay cho gia súc.
-Bánh phô mai khi ép xong sẽ được ngâm vào bể muối. Độ mặn hay thời gian ngâm cũng tùy thuộc vào từng loại phô mai.
-Sau cùng là thời gian xếp lên kệ để ủ. Trong thời gian ủ, bánh phô mai được lật qua lật lại nhiều lần, để cho có độ khô đều.
-Bánh phô mai có thể ủ từ vài tuần cho tới 2-3 năm.
http://www.tungxichlo.com/2015/08/cach-lam-pho-mai.html
Người đăng: Tùng XíchLô vào lúc 15:20
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Ấm Thực Ngoại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Labels

Ấm Thực Ngoại Du Lịch Ẩm thực đường phố Ẩm thực Ẩm thực dân gian Miền Trung Miền Tây Sài Gòn Miền Bắc Những người ngoại quốc yêu đất Việt Nấu ăn Trái Cây ẩm thực và sức khỏe Món mới Hà Nội Xuyên Việt Xích Lô Dân Gian TXL Ảnh phượt Thiên nhiên Đông Nam Bộ English

Popular Posts

  • Củ xá kiếng, 沙姜
    Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
  • Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang
    Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
  • Rau mít rừng
    Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
  • Cái lu để đựng nước?
    Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
  • Xây cái lò theo kiểu TXL
    Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt.  Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
  • Củ cải ngựa
    Bạn có biết rằng, tôi đã mang củ cải ngựa này về quê nội để trồng, hơn10 năm trước đây rồi không? và tôi đã không thành công. Lần thử ng...
  • Cá trích muối
    Món cá trích nhỏ hay cá cơm muối, ngâm dầu ô liu, là món ăn rất quen thuộc của vùng Địa Trung Hải. Cách ngâm dầu ô liu và ngâm giấm của ...
  • Sủi Cảo, Hà Tôn Quyền
     Sủi Cảo, trên đường Hà Tôn Quyền. Đây là một dẫy phố chuyên bán món này vào buổi chiều. Tôi có ăn ở đây vài lần rồi, hôm nay quyết định p...
  • Vĩnh biệt, Tùng xíchlô
    Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
  • Hủ Tíu. Nam Vang? Sa Đéc? Mỹ Tho?
    Sau nhiều năm thắc mắc. Có lẽ tôi mới tìm hiểu được, sự khác biệt hay không khác biệt, giữa tô hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc hay hủ tíu Nam...

Tổng số lượt xem trang

Created by - Tùng XíchLô - Đi và Đớp
  • HOME
  • CONTACT