Bạn biết không? đi đến đâu mà có dân thổ địa, am hiểu được cái bụng mình nghĩ
gì, thì mình sẽ được ưu đãi toàn là những món ngon của lạ của dân làng quê thân
thiện.
Ngoài việc được đớp hả hê 2 chén chắt chắt xào củ nén và hành lá, xúc với bánh
mè chà (mè chà vỏ), 1 món đặc sản của vùng quê Bâ Đồn. Tôi vô tư quất thêm 2
chén canh chắt chắt nấu với rau muống.
Phải nói đúng như lời khai của anh bạn tôi, con chắt chắt của khu Phù Hóa, nó
ngon và đậm đà lắm. Tôi chỉ cần đớp vài miếng, úi chu choa, tôi phải thét lên.
Món cơm hến vứt đi, hến xào của xứ Huế cũng không có cửa, món Don xứ Quảng Ngãi
cũng không thể địch nổi.
Răng? Vì độ tươi mới được đánh bắt, vì chất phù sa từ dẫy Trường Sơn hòa hợp với
nước biển, vì số lượng con chắt chắt trong tô canh, vì chính tay mẹ của bạn tôi
nấu, vì sự hiếu khách của gia đình bạn tôi, vì cái khí hậu thoáng mát vào buổi
chiều làng quê…
Thậm chí con chắt chắt được bắt bên bờ sông Sơn gần Phong Nha. Cũng không thể
ngon ngọt đậm đã như con chắt chắt ở quê bạn tôi. Đơn giản 1 nơi là nước ngọt,
nơi kia là nước lợ.
Vâng con chắt chắt theo kiểu nhận xét nông cạn của tôi đều là con hến cả. Nhưng
chỉ có dân địa phương mới biết phân loại sự khác biệt giữa con chắt chắt, con hến
và con don.
Bạn tôi cũng dặn cho tôi biết, những ai mà có cái bao tử hỏng bình thường. Đớp
con này dzô, là dễ bị té re lắm. Thế là trên đường quay về chỗ tôi đang làm,
tôi phải thủ thêm trong túi và lá ổi. Vì tôi nghe nói lá ổi trị chột bụng hay lắm.
Hỏng những thế bạn tôi còn tặng thêm tôi nguyên một bịch lớn mang dzìa. Bạn biết
bao nhiêu con trong đấy không? theo tôi nghĩ, 1 cân chắt chắt cũng phải tương
đương vói vài nghìn con đấy.
Con chắt chắt được đánh bắt tại sông Gianh cả quanh năm, nhưng váo mùa đông thì
nó lại không được ngon ngọt như mùa này.
Khi mua chắt chắt, người đánh bắt, họ đã rửa sạch sẵn, họ luộc sẵn, họ lược thịt
chắt chắt ra để riêng. Khách sẽ được cho thêm nước luộc chắt chắt, để mang về
nhà nấu canh.
Nếu bạn có đi chợ quê, mà muốn mua được chắt chắt, bạn nên đi chợ trức 8 giờ
nhé.
Bạn tôi dặn thêm, bên chỗ tôi đang ở là nổi tiếng xứ mít. Chắt chắt mà nấu với
mít non rồi sắt sợi lá lốt rải lên trên tô canh.
Ôi húp dzô tùng miếng mới biết quê hương
mình, vẫn còn đây đó vài cây khế ngọt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
-
Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
-
Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt. Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
-
Sủi Cảo, trên đường Hà Tôn Quyền. Đây là một dẫy phố chuyên bán món này vào buổi chiều. Tôi có ăn ở đây vài lần rồi, hôm nay quyết định p...
-
Bạn có biết rằng, tôi đã mang củ cải ngựa này về quê nội để trồng, hơn10 năm trước đây rồi không? và tôi đã không thành công. Lần thử ng...
-
Món cá trích nhỏ hay cá cơm muối, ngâm dầu ô liu, là món ăn rất quen thuộc của vùng Địa Trung Hải. Cách ngâm dầu ô liu và ngâm giấm của ...
-
Sau nhiều năm thắc mắc. Có lẽ tôi mới tìm hiểu được, sự khác biệt hay không khác biệt, giữa tô hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc hay hủ tíu Nam...
-
Mình mệt mỏi nên muốn đi xông hơi rồi tẩm quất cho tỉnh táo. Theo kinh nghiệm, mình sợ những cơ sở tẩm quất, xong sửa ống nước. Làm thế ch...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét