Tôi vẫn còn nhớ mãi, một câu thông ngôn mà bà nội tôi để lại. Buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện.
Hay một câu khác, phí của giời, mười đời không có nhe con.
Vâng, tôi thấy 2 câu nói ấy thật ý nghĩa và sau này nếu có dịp, tôi sẽ áp dụng trong các buổi buffe của tôi (nếu có).
Ở gd tôi cũng thế, chén nước mắm dùng dư, luôn được cất lại cho lần sau. Để làm được điều đó, là phải chịu khó rửa chén à nha. Trong chén nước mắm, luôn có 1 cái thìa sạch đi kèm. Chọt chiếc đũa của mình vừa mút liếm vào chén nước mắm, đó là một vấn đề tabu, đối với bố tôi đấy.
Nhờ được sống trong môi trường đấy, khi làm bếp, tôi không cần quan tâm đến những nguyên liệu mới, tươi rói (tuy đó là yếu tố chính để làm ra món ngon), mà tôi luôn nghĩ cách. Sao mà áp dụng các nguyên liệu còn sót của những bữa qua, xào nấu chiên kho, thành những món ngon, trước khi chúng biến thành rác.
Chính vì thế, đôi khi bạn bè tôi đã thử qua được món nào rồi, mà họ thích đấy. Họ hay thắc mắc sao tôi không làm món đấy lại? Sao mà nhớ nổi, ngẫu hứng mà.
Tuy nhiên, cũng có nhiều món tôi vẫn làm theo bài bản. Như vừa rồi, về nhà người bạn, thấy một đống cà tím, bị khô quéo và ôi thối. Thế là thấy ngứa mắt quá, phải mang ra xử lý thôi.
Cá tím nướng, dầm ra với nước mắm pha chua ngọt, cùng với mỡ hành phi, tỏi tươi bằm và là tía tô sắt sợi. Mà ma mia, ngon tuyệt vời luôn. Món này có nguồn gốc từ đâu ra? tôi không biết. Nhưng mỗi vùng miền có kiểu ăn na ná nhau. Kiểu trên là tôi học lại của sư mẫu tôi đấy.
Còn kiểu dưới đây là kiểu tôi học ngoài đời, học lóm lại của bọn Tây, một món khá phổ biến của vùng Địa Trung Hải. Riêng tại vùng Trung Đông, nhiều người sẽ biết tới món này với cái tên Baba Ghanoust, hay được gọi với cái tên hóm hỉnh, Caviar của thường dân.
Cà tím sau khi nướng, được nạo bỏ vỏ và dầm chung với cà chua băm, hành tây băm, dầu olive, tỏi tươi băm, rau húng lũi hay rau ngò tây, loại lá dẹp. Nói chung, cà tím nướng là nguyên liệu chính, các nguyên liệu khác hay cách nêm nếm là tùy theo vùng miền.
Món này trét lên bánh mì pita, một loại bánh mì dẹp của vùng Trung Đông, ăn bá cháy luôn đấy. Món này thường dùng nguội, như một món khai vị.
Các bạn tôi rất hài lòng món ni lắm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
Dưới đây là 2 công thức nấu nướng, mà tôi chỉ mới biết cách đây vài năm thôi. Khi đã thử qua vài lần, tôi bị như cá cắn câu. Kiểu nấu nh...
-
Miền Đông, 30/4-1975, lúc này bố mợ tôi đang an cư lập nghiệp trên 1 mảnh đất ngay gần chân núi Bà Rá, thuộc thôn Tư Hiền, Thị xã Phước ...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...
-
Tôi thấy văn hóa ẩm thực, thật là đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền có những sở thích khác nhau. Có những món, nơi đó gọi là đặc sản như...
-
Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...
-
Sau nhiều năm thắc mắc. Có lẽ tôi mới tìm hiểu được, sự khác biệt hay không khác biệt, giữa tô hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc hay hủ tíu Nam...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét