Tùng XíchLô

DU LỊCH - ẨM THỰC - TRẢI NGHIỆM

  • Home
    • Facebook
  • English
  • Ẩm thực
    • Nấu ăn
    • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực Ngoại quốc
    • Món mới
    • Ẩm thực Đường phố
    • Ẩm thực và Sức khỏe
  • Du Lịch
    • Xuyên Việt
    • Ảnh phượt
  • Chuyện Linh Tinh
    • Những người ngoại quốc yêu đất Việt
  • Tiệm Tạp Hóa
Ấm Thực Ngoại

Molecular gastronomi

Tùng XíchLô Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015 No Comments
Molecular gastronomy, là một hiện tượng làm bếp theo kiểu mới. Khách sẽ ăn bằng mắt (người mù là coi như thua), khách sẽ bỡ ngỡ khi thưởng thức món ăn (bỡ ngỡ trong vui nhộn).
Người ta đã thắc mắc nhiều năm trước đây, về vấn đề vật lý học khi làm bếp. Tại sao bánh bông lan nở? tại sao nhờ chất ngọt của đường mà bánh mới có màu vàng đẹp? tại sao khi đánh lòng đỏ trứng gà, chúng ta có thể cẩu kết dầu ăn và nước dính lại với nhau?...
Các nhà thí nghiệm, vật lý học, khoa học và đầu bếp, họ bắt đầu ngồi chung bàn họp, để tìm ra các câu trả lời trên. Cuộc hội nghị đầu tiên, do nhà vật lý học Nicholas Kurti cùng với nhà vật lý và dược học Herve This, đứng ra tổ chức tại Erice, Ý vào năm 1992, mang tên Science and Gastronomi.
Nhờ đó đến những năm đầu tiên của thể kỷ thứ 21, một số ít đầu bếp, mới áp dụng khoa học và vật lý học, trong nhà bếp. Họ sử dụng máy ép chân không, lò hấp hơi ở nhiệt độ thấp, máy ly tâm, ống chích, liquid nitrogen (có độ đông lạnh 210 C)…. để giúp họ thực hiện món ăn một cách ngon hơn và mới lạ hơn. Họ có thể trình bày một món ăn khá cầu kỳ, khi ăn thượng khách sẽ trải nghiệm ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Đối với những đầu bếp trong lãnh vực này, họ cho rằng một buổi tiệc toàn vẹn, không những làm món ăn cho thật ngon, nguyên liệu tươi, mà sao có thể mạng lại cho khách một cuộc vui, một sự ngạc nhiên.
Những người đầu bếp này, họ có lòng đa mê ẩm thực, họ là nhũng người yêu nghệ thuật, họ là những người làm việc cực nhọc trong nhà bếp… mới thực hiện được kiểu làm bếp này. Ngoài ra họ cũng phải nhờ vào những người trợ lý giỏi và cả nhà tài trợ, chịu bơm tiền nữa.
Thí dụ như món khai vị, tôi có thể kem hào và caviar rịu vải, nhờ cách áp dụng khí ni tơ lỏng.
Món chính là gà tre tơ nướng, tôi sẽ bơm gia vị và nước muối vào trong thân gà (gà ướp kiểu thường hay da bị ướt, sẽ không giòn). Để gà ướp trong tủ mát 2 ngày, lấy gà ra đem trụng nước sôi rồi đem phơi gió vài tiếng cho da khô. Khi nướng tôi sẽ nướng ở nhiệt độ lò nướng dưới 100 độ C (có thể nướng bằng ánh sáng mặt trời), cho tới khi trung tâm ức gà lên tới 60 độ C. Tôi mang gà ra sối mỡ cho tới khi da vàng. Tôi bảo đảm với bạn thịt gà sẽ mềm mại và ướt át, gia vị thấm đều (không cần bột ngọt), phần da thì giòn rụm.
Nước chấm tôi sẽ dùng quả sấu đã muối mặn 1-2 năm, hầm chung với bộ đồ lòng và chân cổ cánh của con gà. Thêm vài tép tỏi lý sơn được lên men nữa…
Phần tráng miệng bạn sẽ thấy dĩa trứng gà chiên với lòng đỏ sáng rực. Nhưng thật tế bạn đang ăn xoài và nước cốt dừa cùng với hương dầu của hạt đào lộn hột.
Để thực hiện món này: xoài cát hòa lộc xay nhuyễn, hòa chung vói ít bột Calcium. Khi bỏ một thìa súp hỗn hợp này vào dung tích có chứa Alginate, một lớp màng mỏng sẽ bao phủ xoài xay, trong vòng 1-2, trong sẽ giống như lòng đỏ trứng gà, nhưng bên trong vãn còn lỏng.
Nước cốt dừa hòa chung với ít rau câu dẻo, để làm giả lòng trắng.
Dầu đào lộn hột là phải có máy ly tâm. (bạn sẽ tưởng là dầu chiên, nhưng khi ăn mới biết có hương vị của hạt đào.
Tôi chỉ là kẻ học lóm thôi.
Nói chung hiện nay, chỉ tại vài nhà hàng có 2-3 sao Michelin, bạn mới thưởng thức được những món ăn tôi vừa tả. Bạn đến để thưởng thức tài năng của nhóm bếp. Họ đưa ra món gì, bạn ăn món đó, bạn sẽ không có cơ tự lựa chọn.Bạn sẽ tận dụng hết 5 giác của bạn: thị giác (trình bày đẹp), khứu giác (tạo mùi khói ngay bàn khách), nhị giác (thí dụ nghe tiếng sóng đánh, hải âu kêu... khi đang ăn món hải sản), cảm giác (không khí trong nhà hàng), vị giác là sau cùng (đớp, umami).
Thường thì thực đơn duy nhất của nhà hàng có từ 8 đến trên 20 món. Bạn sẽ được thưởng thức nguyên bữa ăn có thể kéo dài 4-5 tiếng, trong không khí yên tĩnh, cầu kỳ và cực chuyên nghiệp. Nếu một vị khách nào mà đánh rấm, cả nhà hàng đều nghe được đấy nhé.
Các bạn muốn hiểu về từ Michelin, trong lãnh vực bếp, xin các bạn hãy đọc thêm các links sau đây:
http://www.tungxichlo.com/2014/12/sao-michelin-la-gi.html

http://www.tungxichlo.com/2014/12/michelin-hay-long-bong.html
Người đăng: Tùng XíchLô vào lúc 03:08
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Ấm Thực Ngoại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Labels

Ấm Thực Ngoại Du Lịch Ẩm thực đường phố Ẩm thực Ẩm thực dân gian Miền Trung Miền Tây Sài Gòn Miền Bắc Những người ngoại quốc yêu đất Việt Nấu ăn Trái Cây ẩm thực và sức khỏe Món mới Hà Nội Xuyên Việt Xích Lô Dân Gian TXL Ảnh phượt Thiên nhiên Đông Nam Bộ English

Popular Posts

  • Củ xá kiếng, 沙姜
    Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
  • Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang
    Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
  • Cái lu để đựng nước?
    Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
  • Rau mít rừng
    Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
  • Xây cái lò theo kiểu TXL
    Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt.  Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
  • Sủi Cảo, Hà Tôn Quyền
     Sủi Cảo, trên đường Hà Tôn Quyền. Đây là một dẫy phố chuyên bán món này vào buổi chiều. Tôi có ăn ở đây vài lần rồi, hôm nay quyết định p...
  • Củ cải ngựa
    Bạn có biết rằng, tôi đã mang củ cải ngựa này về quê nội để trồng, hơn10 năm trước đây rồi không? và tôi đã không thành công. Lần thử ng...
  • Cá trích muối
    Món cá trích nhỏ hay cá cơm muối, ngâm dầu ô liu, là món ăn rất quen thuộc của vùng Địa Trung Hải. Cách ngâm dầu ô liu và ngâm giấm của ...
  • Hủ Tíu. Nam Vang? Sa Đéc? Mỹ Tho?
    Sau nhiều năm thắc mắc. Có lẽ tôi mới tìm hiểu được, sự khác biệt hay không khác biệt, giữa tô hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc hay hủ tíu Nam...
  • Gan mực
    Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...

Tổng số lượt xem trang

Created by - Tùng XíchLô - Đi và Đớp
  • HOME
  • CONTACT