Tùng XíchLô

DU LỊCH - ẨM THỰC - TRẢI NGHIỆM

  • Home
    • Facebook
  • English
  • Ẩm thực
    • Nấu ăn
    • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực Ngoại quốc
    • Món mới
    • Ẩm thực Đường phố
    • Ẩm thực và Sức khỏe
  • Du Lịch
    • Xuyên Việt
    • Ảnh phượt
  • Chuyện Linh Tinh
    • Những người ngoại quốc yêu đất Việt
  • Tiệm Tạp Hóa
Miền Tây

Đi Thổ Chu

Tùng XíchLô Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014 No Comments
Thổ Châu, chỉ là một điểm đến để đánh dấu lãnh thổ, ta có ra đây. Ngoài ra cụm đảo này là căn cứ của hải quân và nhóm biên phòng, không phải là điểm du lịch.
Sau giải phóng năm 1975, quần đảo này bị quên lãng, cho đến khi vào cuối thập niên 70, một ngư dân sống sót, đã trôi về Phú Quốc và thông báo, lực lượng Khmer Đỏ đã chiếm quần đảo và mọi người dân trên đảo bị giết chết.
Lực lượng biên phòng VN liền gửi quân ra khơi và chiếm lại đảo.
Đến năm 1992, nhà nước VN mới có chính sách hồ trợ dân ra đảo Thổ Chu hay Thổ Châu, để sinh sống. Những người đầu tiên ra đảo, họ được chính sách cấp đất và luôn cả tiền bạc để sinh sống. Đến năm 1995, chính sách này ngưng, chính phủ không hỗ trợ cho dân cư nữa, mà họ tự phải làm để sinh sống.

Trên hòn lớn chỉ có 2 khu dân cư, đó là bãi Ngự và bãi Giông , những khu vực còn lại là rừng, đất bộ đội. Vào mùa gió Nam, mới vào mùa, 50% dân số, phần đông là ngư dân, họ rời qua bãi Giông để tránh sóng gió. Những hòn kia là không có người ở.

Phần lớn người dân sống trên đảo là ngư dân từ khắp nơi đổ về. Vì thế cũng có một số lớn chị em ta, cũng từ đất liền ra đây phục vụ cho đám nam nhi.

Trước kia chỉ có mỗi một con lộ đan băng ngang rừng, dài khoảng 2 km, để người dân di chuyển từ bãi Ngự sang bãi Giông.


Con đường mới đây mới được hoàng thành, là một con lộ rộng rãi, chay ôm dọc theo vùng biển phía nam. Con đường này tính ra khá dài hơn con đường cũ, nên ít ai xử dụng tới.

Nhà trọ sạch sẽ nhất trên đảo có giá là 200 ngàn một đêm/ máy quạt. Chỉ có nhà trọ này là có máy phát điện nguyên đêm. Những nhà trọ khác tuy giá rẻ hơn, nhưng trên đảo đến 11 giờ tối là họ ngưng máy phát điện.

Trên đảo không có hệ thống ngân hàng, không 3G. không WIFI....
Chỉ mỗi 5 ngày một lần, mới có 1 chuyến tàu sắt từ An Thới, Phú Quốc, chạy ra đảo, nếu điều kiện cho phép. Tàu rời bến vào lúc 8 giờ sáng tại An Thới và khoảng 2-3 giờ chiều, tàu cặp bến tại Thổ Châu. Trên tàu quý khách có thể tụ mướn võng, hay nếu có võng, thì thấy nơi đâu móc được thì cứ tự nhiên. Ngoài ra quý khách cũng có nhu cầu mú nước ngọt, cà phê và bánh mì trên tàu. Rác rưới quý khách cứ ung dung mà vứt xuống biển.
Sáng hôm sau vào lúc 5 giờ sáng, cũng chiếc tàu ấy, sẽ chạy ngược về lại An Thới.
Tuy nhiên, cũng có những tàu buôn bắng cây, loại khá khá chạy trực tiếp từ đất liền ra đảo. Những chuyến này họ xuất phát từ Tắc Câu, Kiên Giang. Du khách trong đất liền có thể đi theo những chiếc tàu buôn này, nhưng không phải ai cũng có một tinh thần thếp để đi theo các chuyến tàu này. Cuộc hành trình của họ ngắn nhất là 17 tiếng cho tới 24 tiếng.

Tôi không thể ở trên đảo này 5 ngày, vì tôi tồi kỵ ai cũng hỏi tôi từ đâu tới? mục đích ra đây? có trình báo lên xã chưa?

Tôi chọn phương án A. Mướn anh xe thồ, hướng dẫn ngao du nửa vòng đảo (khu bắc đảo không có đường).

Xin phép về nhà anh ta tắm ké cho đỡ rít người, và xuống lại tàu sắt xin ngủ bụi qua đêm.

Mình hên quá, luôn thủ theo cái võng, còn không là phải mướn lại của mấy anh nhân viên trên tàu, giá 20K cho 1 đêm. Tiếp tục mướn võng  ban ngày để nằm thì lại tốn thêm 20K.
Nói chung là người dân trên đảo hiền lành, nhưng tôi không thể ở 5 ngày trên đảo được.
Người đăng: Tùng XíchLô vào lúc 11:07
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Du Lịch, Miền Tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Labels

Ấm Thực Ngoại Du Lịch Ẩm thực đường phố Ẩm thực Ẩm thực dân gian Miền Trung Miền Tây Sài Gòn Miền Bắc Những người ngoại quốc yêu đất Việt Nấu ăn Trái Cây ẩm thực và sức khỏe Món mới Hà Nội Xuyên Việt Xích Lô Dân Gian TXL Ảnh phượt Thiên nhiên Đông Nam Bộ English

Popular Posts

  • Củ xá kiếng, 沙姜
    Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
  • Rau mít rừng
    Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
  • Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang
    Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
  • Xây cái lò theo kiểu TXL
    Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt.  Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
  • Lá trầu, lá tiêu và lá lốt
    Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
  • Gan mực
    Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...
  • Đớp cá nóc nhím, trên đẻo Phú Quý
    Đi ăn ké riết, cũng mắc cỡ lắm các bạn ạ. Vì thế mà vào một buổi trưa, bầu trời mưa lất phất, mình ngại đưa các mặt lỳ đến nhà anh bạn. M...
  • Gỏi lá Kontum, xứng đáng bực đàn anh trong các loại gỏi lá.
    Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
  • Sầu riêng Phú Quốc
    Sầu riêng Phú Quốc khá đặc biệt hơn sầu riêng trong đất liền. Trái không to, hương vị không gắt và hạt thì lép. Cám ơn  Smiley Hibiscus...
  • Cá Trén, phá Cầu Hai
    Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...

Tổng số lượt xem trang

Created by - Tùng XíchLô - Đi và Đớp
  • HOME
  • CONTACT