Bánh Tét Lá Cẩm, Cần Thơ
Tùng XíchLô
Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013
No Comments
Anh Nhất chở tôi và anh Lộc tới nhà bà Quỳnh Thị Trong, năm nay đã 83 tuổi mà vẫn còn giúp con cháu hàng ngày gói bánh tét. Hồi tháng trước anh Nhất có dẫn Jan Can Cook đến đây học làm bánh tét, nhưng hôm đó quá bận rộn, anh ta không có thời gian phỏng vấn, nên hôm nay anh mới quay lại và tôi quá hên được cùng đi.
Bà Trong là người gốc Hoa, bà đã gắn bó với nghề gia truyền này trên 60 năm. Riêng món bánh tét lá cẩm và trứng vịt muối, theo bà nhớ là từ hồi bà quay lại Cần Thơ cách đây khoảng 40 năm, khi người chồng bà qua đời. Bà thấy người ta nấu xôi lá cẩm và bà đã nảy sinh ra cách thực hiên bánh tét lá Cẩm. Từ lúc rời bỏ đất Sai Gòn, bà vừa sống bằng nghề gói bánh tét mà bà cũng là một chuyên gia làm các món bánh Tây, do chồng bà truyền lại.
Ngoài ra Bà còn là một thơ nấu đám nổi tiếng của vùng.
Trước tiên bà nấu lá Cẩm cho ra màu và ngâm nếp với nước lá cẩm trong vòng 2 tiếng.
Tiếp theo là bà xào nếp với ít muối, đường và nước cốt dừa khoảng 45 phút. Lúc này nếp đã chín khoảng 30 %, đây là một sáng kiến của gia đình bà, từ hồi bà bắt đầu gói bánh tét lá Cẩm. Nhân đậu thì bà cũng hấp chín cùng ít gia vị, khâu gói cũng giống như là những nơi khác. Bà dùng dây nylon để buột bánh, như thế bánh mới dẻ hơn, nghĩa là chắt hơn và gói nhanh hơn. Nếu gói dây lát thì bà chỉ chọn dây lát từ vùng Cà Mau, vì dây lát từ vùng nước mặn chắt hơn, ít khi bị đứt. Luộc bánh, bà chỉ cần luộc khoảng 5 tiếng mà thôi, vì nếp đã chín một phần nào rồi. Bà chỉ dùng củi để nấu bánh, vì lửa dể kiểm soát. Còn dùng than đá bà cũng đã thử qua, lửa vừa nóng hỗn lại rất khó canh. Trong khi đó nồi nấu bánh cũng mau bị lủng sớm và người thợ nấu, khi hít không khí từ than đá, thường hay bị bệnh.
Anh Nhất và anh Lộc đang phỏng vấn 2 người con trai nối nghiệp của bà Trong.
Tôi lần đầu tiên được làm phóng viên ké.
Bánh tét khi nấu xong, chỉ cần treo cho nguội và ráo nước là xong. Không cần phải ép như là làm bánh trưng.
Bánh tét khi treo ở nơi thoáng mát sẽ giữ được 7 ngày.
Mỗi đòn bánh tét họ gói nặng 500 gram và hiện nay họ bán với giá là 50 ngàn. Vào mùa Tết gia đình của bà rất bận rộn với công việc trong vòng 3 tuần. Bánh của bà được gửi đi khắp các tỉnh thành của đất nước. Tuy cơ xưởng của Bà gắn bó với nghề truyền thống này lâu năm, nhưng gia đình bà không giám gia nhập vào hội thương hiệu. Với lý do rất đơn giản, nhà nước cứ tăng thuế cho các thương hiệu mỗi dịp là 3 tháng một lần. Theo đà đóng thuế như thế, một là họ phải tăng giá thành hay là giảm chất lượng, 3 là không dám tham gia.
Nếu mà nhân viên thuế của tỉnh không mau có một biện pháp để bảo tồn những truyền thống cổ truyền, thì tôi e rằng trong thời gian tới, các cơ sở này sẽ chết và lúc đó chỉ còn những doanh nghiệp lớn (không tôn trọng nghề truyền thống) mới sống nổi thôi.
Tôi rất thích những nghề truyền thống, nhưng sau cuộc trò chuyện với bà cụ Trong, tôi mới hiểu rằng để duy trì lại một nghề truyền thống rất cần sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và đồng thời sự hiểu biết của người tiêu dùng. 3 người con của bà cụ cũng cho rằng, đến thế hệ sau, con cháu của họ khó lòng mà phải chịu cực nhọc, khi không được nghỉ Tết để gói bánh phục vụ cho khách hàng.
Nếu các bạn đọc muốn mua bánh chính nhà Bà cụ làm, thì họ chỉ có bán trong chợ An Nghiệp và chợ Bình Thủy. Quày Hai Kiệt, Tài Hoa và Triệu Bé là thuộc của 3 người con của bà cụ.
Địa chỉ: 127/24A Thái Thị Nhạn, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. chạy vô đường Nguyễn Thông (Thiết Giáp) khoảng 300m có ngã tư rồi quẹo phải vô đường Thái Thị Nhạn. Chạy thẳng vào khoảng 100m bên tay trái có nhà màu xanh phía trước cửa chấc đầy củi. Hoặc liên hệ qua số đt 0979881491.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Nếu nói về rau khô hay rau thơm khô, thì tôi thấy VN mình có ít sản phẩm lắm. Xứ mình chỉ có: dừa khô, xả khô, ớt khô, gừng khô, nghệ khô...
-
Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
-
https://www.facebook.com/ScienceNaturePage/videos/1308343825964539/UzpfSTEwMDAwNTU0NzQyNTkyMDo4NjYzNDMzNTY4OTM5MDQ/
-
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
-
Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
-
Bánh Hỏi An Nhứt. Từ trung tâm Bà Rịa chạy theo QL55 khoảng 8 km về hướng Bình Châu, bạn sẽ tới xã An Nhất, có người lại đọc là An Nhứt. ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Chi rứa? Dạ thưa đầu cá bò gù đút lò, mà hiếm khi thấy lắm. Đút lò khác với nướng? Thịt sẽ không bị khô như nướng, có thể hứng nước cá tro...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét