Mỗi lần ăn bún mắm, làm tôi luôn liên tưởng đến các loại mắm. Lúc xưa tôi sợ ăn mắm lắm, vì luôn tưởng tượng là ôi thối. Mà khi ăn vào rồi là mê hú hồn luôn, ngon thiệt.
Nào là: Mắm cá lóc, mắm cá linh, mắm cấy, mắm còng, mắm tôm, mắm tép, mắm sò, mắm hào, mắm rươi… ôi nhiều loại mắm quá.
Hầu hết các loại mắm tỏa ra một mùi hương thơm rất đặc biệt. Tụi khách không mời mà tới, đám ruồi ấy, chúng cũng thích cái hương vị này lắm.
Ấy thế mà vài năm trước đây, tôi đã dùng mắm tôm để ngử mùi cho cái bãy bắt ruồi, tôi mới làm. Vào mùa phơi cá cơm của vùng Mũi Né nhiều ruồi như thế, mà tôi chẳng thấy mạng nào bén mảng tới. Lạ nhỉ, cứ như là chó vàng chê phân vậy ta?
Trưa hôm ấy, tôi nổi hứng đứng bếp cho đám chó của nhà. Chỉ có cơm và cá khô loại rẻ tiền nhất, kho với nước thôi, vậy mà đám ruồi bâu lại.
Để xác minh cho chuẩn, tôi để một thìa cơm chó và một thìa mắm tôm kế bên nhau. Kết quả, đám khách không mời mà tới lại bu đầy cái thìa cơm chó, còn cái thìa mắm tôm bên cạnh, vẫn không ma nào viếng.
À ha ruồi nó nhậy bén cái lỗ mũi hay là nó thông minh hơn người rồi. Hóa ra nó đánh hơi được mùi hóa chất gì đó trong mắm tôm? Lọ mắm tôm của siêu thị à nha.
Thế là lọ mắm tôm mới mua, đành phải vất đi. Nghĩ cũng tiếc, mà ruồi đã chê, sao mình ăn cho đặng?
*Chuyện ngắn vui về mắm tôm. Tôi có một anh bạn, nó rất ghét cái thằng cu tây đứng làm gần nó. Một hôm nó chỉ cần dích một ít hương vị quê hương, trét vào cái quạt thông gió, thường chỉa thẳng vào nơi thằng cu tây đứng làm việc. Làm thằng nhỏ cả ngày vừa đứng làm và vừa nói F. ck luôn mồm.
*Mánh khóe ẩm thực: làm cách nào cho thịt không bị ruồi bu khi treo lên quày thịt? bạn chỉ cần nhúng vào sô nước trong đó có pha muối diêm. Loai muối này vẫn được phép áp dụng trong công nghệ ẩm thưc (chỉ hạn chế thôi), như làm xúc xích, pa tê, thịt nguội…, giúp cho màu đỏ đẹp và giúp salami không bị nhiễm vi trùng Clostridium botulinum (một dạng ngộ độc ẩm thực, có thể bị tê liệt).
*Phơi tôm cá, không muốn mời ruồi tới, thì tôi nghe nói nên ngâm vào nước có pha ít phân u rê (cái này ngộ chưa thí nghiệm).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
https://www.facebook.com/ScienceNaturePage/videos/1308343825964539/UzpfSTEwMDAwNTU0NzQyNTkyMDo4NjYzNDMzNTY4OTM5MDQ/
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt. Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
-
Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...
-
Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
-
Kiểu dùng lò nướng để nấu thức ăn cho đến ngày nay vẫn là chuyện xa lạ đối với người Việt Nam chúng ta. Hầu như nhiều người mua lò về là c...
-
Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...
-
Tôi thấy văn hóa ẩm thực, thật là đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền có những sở thích khác nhau. Có những món, nơi đó gọi là đặc sản như...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét