Mẹ tôi luôn giữ lấy cái nếp truyền thống quê nhà.
Các ngày giỗ, lễ nghi… mẹ tôi luôn làm mâm cơm để cúng và mời ông bà bay qua đây cùng dùng chung vui với con cháu.
Như mọi năm, mẹ tôi cũng làm cơm rượu và nấu xôi chè cho ngày lễ giết sâu bọ, mùng 5 tháng 5.
Đến ngày này, mẹ tôi thường kể lại một câu chuyện khá ấn tượng, mà mẹ tôi từng chứng kiến vào thời mẹ tôi còn thơ ấu.
Hôm nay tôi lại được nghe câu chuyện này thêm lần nữa.
Chuyện là dzầy: ngày xưa một gia đình lối xóm của ông bà ngoại tôi, có một cây mít lớn, mà chưa bao giờ có quả. Nhân dịp cúng lễ mùng 5 tháng 5, ông bố nhà hàng xóm ra khảo cây mít.
Ông ta bảo ông con khù khờ duy nhất (nhà có 2 bố con), lúc đấy cũng chỉ 6-7 tuổi gì đố.
Mày leo lên cây mít, khi nào tao khảo năm nay mày có quả hay không? Thì mày bảo là có nhé. Nhớ phải nói cho nhiều nhiều nhé.
Ông con vâng dạ và phóng ngay lên cây mít.
Ông bố đứng dưới cây mít, dùng cái rựa, chặt nhẹ vào thân mít. Năm nay mày có quả không?
Ông con ngồi trên cây trả lời, dạ có.
Ông bố hỏi tiếp, có bao nhiêu quả?
Dạ một triệu quả.
Y như rằng, cây mít nhà ông hàng xóm năm ấy đậu rất là nhiều quả. Không ai có thể tưởng tượng nôi. Nhưng quả nào cũng chỉ to như nấm đấm của con nít, rồi bị rụng xuống đầy cả sân. Mỗi lần ông bố quét sân, lại làm nhàm chửi bừa ông con.
Rồi năm sau lại tới ngày 5 tháng 5. Lần này ông bố dặn dò kỹ cho ông con. Mày nhớ nới ít ít thôi nhé.
Ông con ngoan ngoãn vâng dạ và phóng tọt lên cây mít cao to.
Cũng như năm ngoái, ông bố làm xong lễ nghi, rồi phang nhe cái rựa vào thân cây mít và hỏi. Năm nay mày có quả không?
Dạ có, ông con ngồi trên cây đáp.
Bao nhiêu quả?
Dạ một quả.
Và năm đấy cây mít nhà ông hàng xóm đậu có mỗi một quả. Mẹ tôi kể rằng quả mít to lắm. Ông hàng xóm dự định khi nào mít chín, ông ta sẽ bổ ra, mang biếu bà con hàng xóm trong làng mỗi người một ít.
Nào ngờ cây mít ấy lại là cây mít ướt. Quả chưa chín nhưng vì nặng quá nên bị tuột cả lõi.
Mẹ tôi còn kể tiếp, ngày xưa ngoài cái việc cúng xôi chè, các cụ còn làm thêm cả mâm cơm mặn cơ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Miền Đông, 30/4-1975, lúc này bố mợ tôi đang an cư lập nghiệp trên 1 mảnh đất ngay gần chân núi Bà Rá, thuộc thôn Tư Hiền, Thị xã Phước ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
Dưới đây là 2 công thức nấu nướng, mà tôi chỉ mới biết cách đây vài năm thôi. Khi đã thử qua vài lần, tôi bị như cá cắn câu. Kiểu nấu nh...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...
-
Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...
-
Tôi thấy văn hóa ẩm thực, thật là đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền có những sở thích khác nhau. Có những món, nơi đó gọi là đặc sản như...
-
Sau nhiều năm thắc mắc. Có lẽ tôi mới tìm hiểu được, sự khác biệt hay không khác biệt, giữa tô hủ tíu Mỹ Tho, hủ tíu Sa Đéc hay hủ tíu Nam...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét