Tùng XíchLô

DU LỊCH - ẨM THỰC - TRẢI NGHIỆM

  • Home
    • Facebook
  • English
  • Ẩm thực
    • Nấu ăn
    • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực Ngoại quốc
    • Món mới
    • Ẩm thực Đường phố
    • Ẩm thực và Sức khỏe
  • Du Lịch
    • Xuyên Việt
    • Ảnh phượt
  • Chuyện Linh Tinh
    • Những người ngoại quốc yêu đất Việt
  • Tiệm Tạp Hóa
Miền Tây

Tung Lò Mò, xúc xích bò của Chăm, Châu Giang, An Giang

Tùng XíchLô Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014 No Comments
Chiều đến tôi chạy đến bến phà để đi qua Châu Giang. Tôi được biết bên đây có một khu giết bò khá quy mô. Số bò của VN hiện nay không thể đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thành phố vì thế mà phần lớn là bò được phía Campuchia chuyển qua. 
Tôi qua đây với mục đích là tìm biết thêm về món Tung Lò Mò, món xúc xích bò của người Cham. Tôi tìm thấy một quày treo bán món xúc xích bò này, tôi liền lại hỏi thăm. Mới đầu cô chủ quán còn hơi e ngại khi chia sẻ cho tôi biết về bí quyết làm món này, nhưng sau cùng cô cũng cho tôi biết là cách cũng khá đơn giản. 
Họ chỉ băm thịt bò và mỡ bò cho lộm cộm, đừng nhỏ quá. Sau đó họ chỉ ướp với muối, tiêu, đường và bột ngọt, chỉ thế mà thôi. Xong họ đem dồn vào ruột bò hay ruột dê, rồi họ đem phơi chỉ một ngày nắng. 
Loại xúc xích này phải dùng liền, không thể để lâu như lạp xưởng được. Ngày nay ai cũng có tủ lạnh, thì món này có thể để trong tủ lạnh vài ngày. Nếu ai thích có vị chua, thì người ta sau khi đem phơi nắng một hôm, người ta có thể treo xúc xích trong bóng mát từ 1-2 hôm, để cho xúc xích lên men.

Món Tung Lò Mò tôi mua theo từ Giang Châu. Hôm nay ăn hơi có vị chua, nhưng vẫn ngon ra phết.

Bữa nhậu đầu tiên cùng với những người bạn mới quen của tôi, trong chuyến đi tìm hiểu về ẩm thực dân gian của vùng sông nước.
Người đăng: Tùng XíchLô vào lúc 15:50
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Ẩm thực dân gian, Miền Tây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Labels

Ấm Thực Ngoại Du Lịch Ẩm thực đường phố Ẩm thực Ẩm thực dân gian Miền Trung Miền Tây Sài Gòn Miền Bắc Những người ngoại quốc yêu đất Việt Nấu ăn Trái Cây ẩm thực và sức khỏe Món mới Hà Nội Xuyên Việt Xích Lô Dân Gian TXL Ảnh phượt Thiên nhiên Đông Nam Bộ English

Popular Posts

  • Củ xá kiếng, 沙姜
    Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
  • Gỏi lá Kontum, xứng đáng bực đàn anh trong các loại gỏi lá.
    Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
  • Quả cứt quạ
    Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
  • Cá linh nhúng dấm
    Trước kia tôi biết tới món này là món bò nhứng dấm. Nhưng cá linh hay cá nhúng dấm, thì tôi chưa bao giờ được ăn qua hết. Đăc biệt cá linh...
  • Slow cook, thịt nướng ở nhiệt độ thấp
    Dưới đây là 2 công thức nấu nướng, mà tôi chỉ mới biết cách đây vài năm thôi. Khi đã thử qua vài lần, tôi bị như cá cắn câu.  Kiểu nấu nh...
  • Củ cải ngựa
    Bạn có biết rằng, tôi đã mang củ cải ngựa này về quê nội để trồng, hơn10 năm trước đây rồi không? và tôi đã không thành công. Lần thử ng...
  • Vĩnh biệt, Tùng xíchlô
    Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
  • Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang
    Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
  • Rau mít rừng
    Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
  • Cá Trén, phá Cầu Hai
    Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...

Tổng số lượt xem trang

Created by - Tùng XíchLô - Đi và Đớp
  • HOME
  • CONTACT