Tùng XíchLô

DU LỊCH - ẨM THỰC - TRẢI NGHIỆM

  • Home
    • Facebook
  • English
  • Ẩm thực
    • Nấu ăn
    • Ẩm thực Việt
    • Ẩm thực Ngoại quốc
    • Món mới
    • Ẩm thực Đường phố
    • Ẩm thực và Sức khỏe
  • Du Lịch
    • Xuyên Việt
    • Ảnh phượt
  • Chuyện Linh Tinh
    • Những người ngoại quốc yêu đất Việt
  • Tiệm Tạp Hóa
Miền Tây

Nước Mắm Phú Quốc

Tùng XíchLô Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014 1 Comment
Đến An Thới, tôi ghé thăm mẹ của Sự. Bà biết tôi muốn tìm hiểu về cách làm nước mắm trên đảo, nên bà dẫn tôi đến những lò nước mắm mà bà quen, để cho tôi tìm hiểu.

Chúng tôi phải ghé đến lò thứ 4, lúc đó người chủ lò mới có ở nhà. Bà chủ lò đang bận rộn công việc, nhưng bà ta vẫn dành thời gian đón tiếp tôi rất nhiệt tình.
Bà ta cho tôi biết kỹ thuật làm nước mắm của gia đình bà là, họ ướp cá với muối ngay trên tàu, để giữ độ tươi tuyệt đối, cứ 3 cá 1 muối, muối là từ vùng Bà Rịa- Vũng Tàu.

Cá sau đó được ủ trong những bồn chứa làm bằng cây, mỗi bồn như thế có sức chứa là 12000 lít. Họ ủ trong bóng mát trong vòng 12 tháng. Kế tiếp họ rút hết nước mắm ra, làm vệ sinh nắp và vỉ cho sạch. Các lớp muối đóng bên trên họ đem bỏ. Rồi họ cài vỉ lại vào bồn, và đổ nước mắm vào lại. Xong họ cho nước mắm chảy ra một thau hứng, đồng thời dùng máy bơm nước mắm lại lên bồn. Họ cho nước mắm chảy như thế từ 1 tuần cho đến 10 ngày là nước mắm trong. Lúc này nước mắm có độ đạm từ 32-40 và đã thành sản phẩm. Tùy thuộc theo chất lượng của cá, mỗi bồn họ có thể rút được từ 2000 – 3000 lít nước mắm loại 1, hay gọi là nước mắm nhỉ.
Loại nước mắm này họ bán cho ai tôi không biết, nhưng sau này có người cho tôi biết là nhiều lò nước mắm lớn ở Dương Đông, họ bán loại nước mắm này về SG với giá rất bèo.

Tiếp theo họ pha nước muối với độ mặn là 25 độ, rồi họ cho chảy từ bồn này qua bồn kia. Theo kinh nghiệm thì họ cảm thấy khi nào nước mắm đó đạt, họ gọi đó là long 1. Rồi họ chạy tiếp một đợt lớp muối nữa gọi là long 2.
Mùa cá cơm có chất lượng cao nhất là từ tháng 4- 7 âm lịch. Cá vào mùa này béo, vì thế sẽ làm được sản phẩm ngon.
Lò nước mắm này tôi thấy rất sạch và không hề có mùi hôi thối, như tôi đã quen thuộc từ những làng nước mắm tại Phan Thiết. Ở đây có quy định là nơi ủ nước mắm là phải bằng nền xi măng và bồn nước mắm phải kê lên cao, để cho việc giữ vệ sinh dễ dàng hơn.
Sau 2 năm ở Mũi Né và 2 năm ở Nha Trang. Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về con cá cơm và cách làm nước mắm cả 2 nơi. Cho tôi thấy nước mắm của họ, không thể so sánh với nước mắm Phú Quốc được.

Để khẳng định được thế nào là nước mắm ngon. Tôi đã phải mua tặng thử một số nước mắm cho bạn bè từ Nha Trang đổ vào đất phương Nam ăn thử, để đóng góp ý kiến. Kết quả cả những người làng cá mà tôi quên tại Mũi Né hay Nha Trang, họ đều gật gù khen.
Người đăng: Tùng XíchLô vào lúc 00:33
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Ẩm thực dân gian, Miền Tây

1 nhận xét:

  1. vanahi688lúc 11:40 3 tháng 6, 2016

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
      Trả lời
Thêm nhận xét
Tải thêm...

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Labels

Ấm Thực Ngoại Du Lịch Ẩm thực đường phố Ẩm thực Ẩm thực dân gian Miền Trung Miền Tây Sài Gòn Miền Bắc Những người ngoại quốc yêu đất Việt Nấu ăn Trái Cây ẩm thực và sức khỏe Món mới Hà Nội Xuyên Việt Xích Lô Dân Gian TXL Ảnh phượt Thiên nhiên Đông Nam Bộ English

Popular Posts

  • Củ xá kiếng, 沙姜
    Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
  • Rau mít rừng
    Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
  • Cháo Má Heo, Hai Giác, Tiền Giang
    Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
  • Xây cái lò theo kiểu TXL
    Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt.  Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
  • Lá trầu, lá tiêu và lá lốt
    Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
  • Đớp cá nóc nhím, trên đẻo Phú Quý
    Đi ăn ké riết, cũng mắc cỡ lắm các bạn ạ. Vì thế mà vào một buổi trưa, bầu trời mưa lất phất, mình ngại đưa các mặt lỳ đến nhà anh bạn. M...
  • Gan mực
    Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...
  • Gỏi lá Kontum, xứng đáng bực đàn anh trong các loại gỏi lá.
    Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
  • Sầu riêng Phú Quốc
    Sầu riêng Phú Quốc khá đặc biệt hơn sầu riêng trong đất liền. Trái không to, hương vị không gắt và hạt thì lép. Cám ơn  Smiley Hibiscus...
  • Cá Trén, phá Cầu Hai
    Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...

Tổng số lượt xem trang

Created by - Tùng XíchLô - Đi và Đớp
  • HOME
  • CONTACT