Fruit wine, là 1 loại rượu được lên men từ trái cây hay bông hoa. Yếu tố đặc trưng quan trọng, là: hương vị, độ đường và màu sắc.
Cũng như rượu vang, nồng độ của rượu chỉ nằm trung bình từ 9- 15 độ, tùy thuộc theo độ ngọt của hoa quả hay con men.
Nếu độ ngọt cao quá, không có con men nào sống nổi, đó là hình thức làm si rô.
Nếu độ ngọt ít quá, có nghĩa là không có thức ăn cho con men. Rượu sẽ lạt phèo.
Hoa quả không có vị thơm, rượu vô vị.
Hoa quả không có màu sắc, rượu trông không bắt mắt.
Rượu trái cây thường dùng để giải khát. Hay dùng để làm rượu pha, nước pha… (có gas, có hương, có màu).
Rượu vang có nghĩa là làm từ nho. Nho vùng nào hay loại nho nào, rượu vang sẽ được gọi theo tên vùng đấy hay loại nho đấy. Có nghĩa Đà Lạt không có nho, sao được gọi là vang Đà Lạt nhỉ?
Tôi tò mò tự hỏi, và chai vang cách đây 10 năm, tôi có đọc nhãn in trên chai. Coi kỹ nguồn nguyên liệu, thì được giải thích là làm từ hoa quả của Đà Lạt? như thế đâu phải là vang mô? Câu đấy giờ không còn in trên nhãn hiệu của chai nữa.
Còn vang Phan Thiết, Phan Rí, Phan Rang… ư? quên đi, trò hề cả. Chỉ có những vùng nằm từ vĩ tuyến 30-50, nam hay bắc của vùng xích đạo. Mới đủ độ lạnh để trồng nho ( có đủ yếu tố để làm rịu vang). Còn không nếu bạn muốn nhích lên 1 vĩ tuyến, thì tương đương phải lên vùng cao (cách mặt biển 500 met). Có nghĩa ở vĩ tuyến 28, bạn ở độ cao 1000 mét, bạn mới đủ tiêu chuẩn để trồng những loại nho để làm rượu vang.
Nhìn trên bản đồ nước ta, như thế chỉ có vùng Sapa mới có thể trồng nho. Tại sao bọn thực dân Pháp lại không trồng nho, khi chúng khám phá ra Sapa? Dạ thưa, chúng dư nho, chúng thiếu cao su và cà phê thôi.
Quá trình từ nước trái cây biến thành rượu? Để nói tuột cho dễ hiểu (con men nó ăn đường, chất ngọt đấy và nó phụt ra gas, co2, tương tự như là đánh rấm và đồng thời biến nước đường thành rượu).
Sau 3-4 ngày, nước trái cây đã biến thành rượu (tùy thuộc theo khí hậu), người làm rượu pháỉ biết khi nào tách con men ra ( có nghĩa là rượu phải đạt được nồng độ cồn theo mong muốn và vị ngọt vẫn còn lại 1 chút, tùy theo ý thích).
Men chết sẽ đóng cặn dưới đấy bình, phần trên là rượu, khá trong. Rượu sẽ được triết qua bình chứa khác. Làm như thế vài lần, khỏi cần lược, rượu sẽ trong.
Khi bạn đã tách gần hết phần cặn dưới đấy, lúc này rượu mới được cho vào thùng gỗ để ủ. Bạn có thể dùng chum đất để ủ. Ủ trong bao lâu? Đó là kinh nghiệm của từng người canh hầm rượu. Chỉ có nêm và hưởi, họ sẽ quyết định thùng rượu đấy bán cho ai? Bán cho Trung Cộng hay bán cho thị trường Châu Âu? Không 1 thùng rượu nào như nhau cả.
Họ muốn đạt 1 sản phẩm ít có sự chênh lệch? họ chỉ dùng ½ phần năm nay, trộn với ½ phần năm ngoái. ½ còn lại, giữ lại cho năm tới. Mùa thu hoạch của nho năm nay cũng sẽ khác mùa thu hoạch năm ngoái về chất lượng (thời tiết: mưa nhiều, mưa ít, lạnh sớm, lạnh trễ…)
Con men đóng vai trò rất quan trọng, để đạt chất lượng của rượu. Thí dụ môi trường dzơ bẩn, ô nhiễm …, như nơi sản xuất ở gần khu đổ rác, gần hầm cầu…, rượu sẽ hư siềng luôn. Chân tay hay các dụng cụ liên quan nếu không sạch, rượu cũng bị hư.
Nếu như hoa quả không đủ độ nước, nhưng dư độ ngọt, thì chúng ta cần phải dùng thêm nước. Nguồn nước không sạch, ôi thối, thì quên luôn đi chuyện làm rượu.
Đường là cách rẻ tiền nhất, để giúp nước trái cây đủ độ ngọt để làm rượu. Nhưng tùy thuộc theo luật của từng địa phương (bao nhiêu % đường được phép dùng). Dĩ nhiên vị ngọt của đường và vị ngọt thiên nhiên của hoa quả sẽ rất là khác nhau.
Khi rượu vang được chân cất, nồng độ ít nhất phải đạt là 38 độ cồn, được gọi là Cognac, Brandy, Armagnac (cả 3 loại đều từ Pháp, Brandy cũng có thể là rượu trái cây được chân cất), Sherry (Tây Ban Nha).
Rượu trái cây được cất gọi là Eau de vie, nước của sự sống, nước mắt quê hương đấy.
Rượu gừng và me, ginger ale, gần như 1 loại bia.
Lỗi sai rất lớn cần phải sửa sai? Dạ nghe, em làm sai em sửa ạ.
Chai nhựa, không thích hợp cho việc cất giữ, nghe chửa?
*Bạn có biết, bia hơi làm từ gì? Làm từ vỏ thơm đấy.
https://www.facebook.com/tung.xichlo.3/posts/856267691234804?notif_id=1534260433514623¬if_t=feedback_reaction_generic
http://www.tungxichlo.com/…/nhung-ky-hieu-tren-cac-chai-nhu…
http://www.tungxichlo.com/2018/03/whisky.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Bạn có biết rằng, tôi đã mang củ cải ngựa này về quê nội để trồng, hơn10 năm trước đây rồi không? và tôi đã không thành công. Lần thử ng...
-
Nếu nói về rau khô hay rau thơm khô, thì tôi thấy VN mình có ít sản phẩm lắm. Xứ mình chỉ có: dừa khô, xả khô, ớt khô, gừng khô, nghệ khô...
-
https://www.facebook.com/ScienceNaturePage/videos/1308343825964539/UzpfSTEwMDAwNTU0NzQyNTkyMDo4NjYzNDMzNTY4OTM5MDQ/
-
Bãi Chùa, tôi thấy đẹp và hoang sơ. Ít có một bãi tắm nào hoang dã. mà lại có một con suối nước ngọt như đây. Các bác có thể cắm trại ...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Nếu bạn được tặng1 cái lu, để mùa mưa hứng nước. Dzậy mùa không mưa, bạn dùng cái lu đấy làm gì? Cái lu cũng là cái chum, cũng là cái lú m...
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
6011 rau om tía, trị sạn thận, sạn mật 6015 rau ngổ 6012 rau muống đỏ 6175 rau đắng ruộng, trị bịnh gan 6178 rau tậ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét