Đây là một loại bánh thuộc dạng bánh biscuit hay tiếng việt gọi là bánh quy. Bánh này dễ làm, không cần dùng men để làm nổi bánh, không cần phải biết kỹ thuật nhồi bánh, ít khi dùng đến nước.
Chỉ cần dùng ít bột nổi (baking powder), bột mì, gia vị và bơ, là chúng ta có thể làm bánh này trong tíc tắc.
Thường bánh sẽ đặc cứng, thích hợp cho việc dự trữ, để sử dụng lâu dài.
Bơ đóng vai trò quan trọng nhất trong quy trình làm bánh. Bơ sẽ quyết định độ mềm hay cứng của bánh. Bơ cũng quyết định độ ngon của bánh. Nhưng nếu có bơ ngon mà bột mì thuộc dạng như thời bao cấp, thì bánh cũng chẳng mấy ngon mô.
225 g bột mì
¼ thìa cà phê muối
2 thìa cà phê bột nổi
2 thìa cà phê bột gừng (ở Cholon có bán, nếu không, gừng phơi khô queo rồi đem xay ra như bột)
125 g đường
2 thìa súp mật mía (mật ong hay nước đường cũng được)
1 trái trứng gà
-Rây bột vào một cái tô vừa vừa. Sau đó trộn đều với bột gừng, bột nổi, đường và muối.
-Trong 1 cái nồi nhỏ, hâm nước đường và bơ cho tới khi bơ tan.
-Đanh trứng trong 1 cái tô lớn khác, rồi chế nước đường bơ (còn ấm ấm) vào. Vừa đanh và chế từ từ vào thôi.
-Cho hỗn hợp bột vào trộn đều thành một cục bột.
-Dùng ít bột khô, rắc lên bàn và bỏ cục bột ra bàn. Lăn đều cục bột thành hình dài như ổ bánh mì baguette.
-Chia bột ra 20 phần, vo tròn thành từng viên bột.
-Đặt các viên bột mới vo tròn lên khay nướng (nhớ thoa khay nướng với ít dầu ăn). Nên xếp các viên bột sao có khoảng cách. Khi nướng, bánh sẽ bị nóng và chảy mỏng ra như đồng tiền.
-Đút khay vào lò nướng. Nướng khoảng 15-20 phút, ở nhiệt độ 170 C.
-Khi bánh đã chín, phải lấy bánh ra ngoài, để nguồi rồi mới ăn. (Nếu tắt lò mà không lấy bánh ra, coi như là hiện tượng bị sấy khô, bánh sẽ bị cứng).
-Bánh muốn để lâu, nên cất giữ trong hộp kín và để nơi thoáng mát.
Thân tặng công thức làm bánh này, đén với các em trẻ tại trường dậy nhề tư thục Thuận An, Don Bosco.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Cách đây cũng gần 20 năm rồi. Tôi đã từng tiềm đến thầy để học quay vịt. Ông chủ lò quay vịt nhìn tôi một hồi rồi bảo. Nghề quay vịt khôn...
-
Lá trầu, lá tiêu và lá lốt hơi có hình dáng giống nhau. Tui Tây gọi lá trầu và lá lốt cùng một tên, Betel leaf. Một lần ông anh họ ...
-
Cái zi zậy? Dạ kg phải mực đâu ạ, mà chỉ 1 phần của bộ ruột con mực nang 3 cân mốt thôi ạ Cái phần màu trắng là thịt. 2 cục trắng như hai ...
-
Đi ăn ké riết, cũng mắc cỡ lắm các bạn ạ. Vì thế mà vào một buổi trưa, bầu trời mưa lất phất, mình ngại đưa các mặt lỳ đến nhà anh bạn. M...
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Sầu riêng Phú Quốc khá đặc biệt hơn sầu riêng trong đất liền. Trái không to, hương vị không gắt và hạt thì lép. Cám ơn Smiley Hibiscus...
-
Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét