Kombucha, là trà nấm có gas và nồng độ cồn nhẹ hơn bia. Một dạng nước trà có pha đường và được lên men bởi con giấm mẹ (giống giấm mẹ lắm), SCOBY (Symbiotic Colony Of Bacteria and Yeast).
Nguồn gốc nước uống này có từ đâu? Hiện nay chưa có ai chứng minh được cả. Tại Trung Quốc họ gọi là chájūn (茶菌), bên Nhật gọi là kōcha-kinoko (紅茶キノコ), bên Hàn Quốc gọi là hongchabeoseotcha (홍차버섯차) và bên Nga gọi là chaynyy grib (чайный гриб).
Nước uống này được rộ lên tại thị trường Bắc Mỹ vào những cuối năm của thập niên 90. Tôi thì chỉ mới biết cách đây có vài tháng thôi, nhờ sự tình cờ của việc tò mò tìm hiểu về quá trình lên men ẩm thực.
Thông tin về những lợi điểm tốt cho sức khỏe của loại trà này, vẫn còn mờ ảo lắm. Cũng có một số đối tượng, cho rằng trà nấm có thể gây độc hại.
Nhưng đối với tôi, những gì lên men một cách thiên nhiên, là tôi thích. Vì tôi biết nó tốt cho cơ thể và sức khỏe, đồng thời hạn chế được việc phải nốc những viên thuốc này nọ kia, trên thị trường.
Cách làm kombucha rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha nước trà (trà lipton, trà gừng gói, chè Tuyết Shan, chè Thái Nguyên... ) hòa với chút đường. Đợi cho trà nguội, cho trà vào 1 cái hũ thủy tinh, rồi bó con dấm mẹ vào, Scoby. Dùng vải mùng che miệng hũ lại. Đậy nắp hũ lại, nhưng không được đậy kín. Để cái hũ đấy ở một nơi thoáng mát và trong bòng tối càng tốt. Bạn chỉ cần ngồi đợi vài ngày sau, là bạn sẽ có được một loại nước uống, đang hót đấy nhé.
Thời gian lên men là tùy thuộc vào thời tiết, con men làm việc tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 30C. Nếu dưới 20 độC, con men làm việc chậm lắm. Nếu trên 37 C, men sẽ có cơ hội bị tê liệt và bị chết.
Nồng độ cồn trong nước uống là tùy thuộc vào độ đường, khi pha trà và khi ngưng trà lên men.
Làm cách nào có được giấm mẹ, Scoby. Có thể xin ai đó có hay mua trên mạng, đó là cách dễ nhất.
Cách thứ hai là mua một chai kombucha về (thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu, Thái, Mã Lai, In Đô...,đều có bán), nhưng là phải là chai organic, có nghĩa là còn dzin, chưa bị trải qua giai đoạn diệt khuẩn. Pha khoảng 1 phần nửa nước trong chai kombucha đã mua về với nước trà đường. Để qua bên, đợi vài ngày, voila, bạn đã có nước trà nấm nhà làm rồi đấy.
Bạn để dành một ít nước trà này trong tủ mát. Khi nào bạn cần làm mẻ mới, bạn có thể dùng tiếp được. Nếu bạn may mắn, bạn se có được con giấm mẹ.
Trên nguyên tắc, khi có giấm mẹ rồi, bạn cứ tha hồ dùng nó để làm kombucha, cho đến khi nào nó bị nhiễm vi khuẩn dơ. Nước kombucha không còn thơm nữa, thì bạn bỏ nó đi.
Nếu bạn làm bị chua quá, đó là lý do bạn để lâu quá, khí hậu trong phong bạn nóng quá.
Nước kombucha của bạn hôi, đó là tình trạng bị nhiễm vi khuẩn (không đậy nắp, Scoby già...), dụng cụ pha và đựng trà đường không được rửa kỹ lưỡng, nhà bạn gần hố rác, nhà bạn ở gần Formosa, phòng toilet bạn thông hơi qua phòng bạn....
Các công cụ sử dụng trong việc lên men: sành sứ, thủy tinh và inox. Rất tối kỵ nhôm, đồng và sắt. Nhựa tốt thì cũng ok (chỉ có sợ nhựa Cholon).
Kiểu làm của Tùng xích lô: dùng hẳn trà Suối Giàng cho nó oách, pha với nước phông tên của Phan Thiết, nêm ít đường phèn cho ngọt miệng, chế một ít mật ong thiên nhiên và một chút xíu nước giấm nuôi. Sau 1 tuần chờ đợi, tôi có được một ít nước trà nấm ngon lắm (màu trà nhạt hơn khi mới pha khoảng 50 %). Cho trà nấm vào chai nhựa, vặn nắp lại, khi uống, mở nắp ra, trà sẽ xủi bọt nhe nhẹ (CO2). Trà thoảng một vị thơm dễ chịu, hơi chua chua một chút xíu, ngọt dịu nhẹ, độ cồn chắc đạt cỡ 1-2 độ.
Lần tới phải pha với nước khoáng Vĩnh Hão, thử coi có oách hơn không?
À, tôi dùng một ít cặn của trà nấm vừa làm, hòa chung với đợt trà đường mới, đợi thêm 1 tuần nữa.
Thế là lần này, tôi đã có được con giấm mẹ tự tạo, Tùng XLF1.
Nước trà nấm này, rất thích hợp với giới nữ đấy nhé.
Ai mua trăng tui bán trăng cho...
http://www.tungxichlo.com/…/san-pham-len-men-tot-cho-chung-…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Labels
Popular Posts
-
Hôm nay tôi xin giới thiệu các bạn về củ Sá Kiếng hay Xá Kiếng gì đấy. Tôi chỉ biết củ này có thể mua tại vài chợ, vùng Cholon thôi. Ngườ...
-
Tôi chạy theo QL14 để tới Kon Tum vào chiều nay. Đoạn đường hôm nay không có ấn tượng gì, vì đang được sữa chữa, nên bụi mịt mù. Vì thế ...
-
Xin hỏi có bác nào biết gì về trái ni không? Mới đầu tôi tưởng là dây chùm bát, nhưng nhìn gần thì thấy giống chanh dây. Để ngày mai sẽ mổ...
-
Trước kia tôi biết tới món này là món bò nhứng dấm. Nhưng cá linh hay cá nhúng dấm, thì tôi chưa bao giờ được ăn qua hết. Đăc biệt cá linh...
-
Dưới đây là 2 công thức nấu nướng, mà tôi chỉ mới biết cách đây vài năm thôi. Khi đã thử qua vài lần, tôi bị như cá cắn câu. Kiểu nấu nh...
-
Bạn có biết rằng, tôi đã mang củ cải ngựa này về quê nội để trồng, hơn10 năm trước đây rồi không? và tôi đã không thành công. Lần thử ng...
-
Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin Anh NGUYỄN THANH TÙNG "Tùng Xích lô" Người nghệ sỹ ẩm thực Gã đầu bếp lãng du Một n...
-
Tôi đã chạy qua đoạn đường này không biết là bao nhiêu lần rồi. Cho đến lần này tôi mới phát hiện ra một điểm nóng cho bao tử, để chia sẻ...
-
Người Thái ở vùng Hòa Bình gọi rau này là rau mít rừng. Mính được đớp 2 lần rồi, lần nào mình cũng được tặng 1 túi bự, để mang về cùng đớp...
-
Đến thăm anh anh Toàn ,một nghệ nhân ưu tu về điêu khắc của xứ Thừa Thiên, Huế. Được chính anh ra hồ mò bắt con cá trén của phá Cầu Hai, m...
Cảm ơn nh Tùng chia sẻ
Trả lờiXóaRất hay
kg có chi, :)
Trả lờiXóa