Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Bún Suông, Long Xuyên

Tôi đã có ăn qua món Bún Suông tại SG và gần đây tôi cũng ăn qua món này tại Trà Vinh, nơi mà có thể là nguồn xuất phát ra món ăn kỳ lạ này.
Mới đây tôi cũng phát giác ra, tại TP. Long Xuyên, lại có khá nhiều quày hàng sáng. Họ bán món bún này với tên, Bún Nước Suông.
Môt lần tôi ăn tại một quán ăn sáng với khá nhiều món trong thực đơn, trong đó có món Bún Suông. Quán hàng sáng không tên này nằm trên đường Lý Tự Trọng, gần ngã tư với đường Lương Văn Cù, Long Xuyên.
Lạ kỳ nhỉ? tại đây, họ dám gọi là Bún Suông, mà trong tô chẳng có con suông nào cả? Con suông có nghĩa là tôm giã nhuyễn, trộn chung với gia vị và bột, sau đó dùng mội cái khuôn có lỗ, đem ép vào nồi nước nóng. Tiếp theo là luộc cho tới khi suông nổi là chín. Có người thì họ thích làm con suông dài và to như chiếc đũa. Cũng có người họ chỉ vắt một miếng bột ra như ngón tây út thôi.
Ông chủ quán cũng thật thà khai báo cho tôi biết là món này đã bị lai, vì đây là một món mà ông ta học lóm lại, khi được va chạm với món này tại đất Sài Gòn.
Trong tô bún tại đây gồm có huyết heo, chả cá, tép, gan heo, phèo heo, tim heo, mực và khóm băm nhỏ. Nước lèo ở đây cũng từ nồi nước hầm bằng xương heo, dùng cho món bánh canh hay hủ tíu. Theo tôi thấy các thành phần trên gần giống như tô Bún Gỏi Già thì  đúng hơn, chỉ có mực là hơi bị lạ.
Dĩa rau ăn kèm chỉ có giá, hẹ rau muống chẻ. Nước chấm dành riêng cho to bún, khách tự chọn: nước mắm pha hay là mắm nêm.

Cách đây vài ngày, tôi lại phải thí nghiệm ăn lại món này tại một đại địa điểm khác, nằm trên đường Hà Hoàng Hổ, Long Xuyên.
Đây là một quày hàng sáng lấn chiếm vỉa hè, nằm kế bên một cái cống nổi, cách trung tâm khoảng 1 km, về phía bên trái, gần cây xăng. Quày hàng nằm núp bóng dưới tàn bóng mát của một cây bàng bự và một cây trứng cá.
Tôi thấy tô bún của họ có: gan, phèo, lưỡi, huyết và tôm, cũng là nước lèo từ nước hầm xương heo.
Dĩa rau ăn kèm, nào có: rau muống bào, giá, hẹ, rau răm và húng quế.
Nói chung thua tô bún tôi ăn bữa trước, nhưng cả 2 tô bún tại Long Xuyên, hoàn toàn không giống tô bún suông của xứ Trà Vinh và SG.

Món bún này họ phăng từ đâu ra, hay có nguồn gốc từ đâu, đó vẫn là một điều bí ẩn. Tôi thì cảm thấy, thử 2 lần như thế là đủ rồi.

1 nhận xét: